Quyền khai thác giá trị sản phẩm do mình tạo ra

Thế giới chúng ta đang sống là thế giới của sự khan hiếm nguồn lực. Nguồn lực mà mỗi cá nhân con người có bao gồm: thời gian, tiền bạc, sức lao động, trí thông minh (trí tuệ)/trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực, mỹ lực (sắc đẹp), thông tin, các mối quan hệ xã hội,… Để phát huy tối đa nguồn lực đó cần trao cho tác giả quyền khai thác giá trị sản phẩm do mình tạo ra. Để làm rõ vấn đề trên cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

Tại sao pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nên trao cho tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc tác giả của các sáng chế những độc quyền khai thác giá trị của sản phẩm do mình đã tạo ra

Để làm rõ vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu về việc pháp luật dân sự đã trao quyền sử dụng tài sản bao gồm quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Đây là một phạm trù quan trọng trong lĩnh vực pháp luật dân sự và quản lý tài sản. Quyền sử dụng tài sản cho phép người sở hữu hoặc người được ủy quyền sử dụng tài sản có thể tận dụng, khai thác công dụng, hưởng lợi hoặc lợi tức từ tài sản một cách hợp pháp và theo ý chí của mình.

Tuy nhiên, quyền sử dụng tài sản không chỉ giới hạn cho người sở hữu mà còn có thể được chuyển giao cho người khác thông qua thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc chuyển giao quyền sử dụng tài sản có thể bao gồm việc cho thuê, cho mượn hoặc sử dụng tài sản để đảm bảo lợi ích chung của các bên liên quan. Điều này thể hiện tính linh hoạt và đa dạng của quyền sử dụng tài sản trong việc tạo ra giá trị và phục vụ cho mục tiêu cụ thể.

Đối chiếu quy định về quyền tác giả tại Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Quyền tác giả tại Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo đó Quyền tài sản được quy định cụ thể bao gồm những quyền sau:

+ Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

+ Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.

+ Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

+ Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.

+ Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.

+ Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.

Từ những trích dẫn pháp lý nêu trên đối chiếu theo kinh tế học pháp luật, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nên trao cho tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc tác giả của các phát minh/sáng chế những độc quyền khai thác giá trị của sản phẩm do mình đã tạo ra vì những lý do sau:

+  Thứ nhất: Khuyến khích sáng tạo quyền sở hữu trí tuệ tạo ra động lực cho các cá nhân và tổ chức đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ để tạo ra các tác phẩm, phát minh, sáng chế mới. Nếu không có quyền sở hữu trí tuệ, các sản phẩm trí tuệ có thể bị sao chép, sử dụng trái phép mà không cần trả tiền cho tác giả, dẫn đến việc tác giả không thu được lợi nhuận từ sản phẩm của mình, từ đó giảm động lực sáng tạo.

+ Thứ hai: Thúc đẩy cạnh tranh quyền sở hữu trí tuệ tạo ra sự độc quyền tạm thời cho tác giả, giúp họ thu được lợi nhuận từ sản phẩm của mình. Tuy nhiên, quyền sở hữu trí tuệ có thời hạn, sau thời hạn đó, sản phẩm trí tuệ sẽ trở thành tài sản chung của xã hội, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng mà không cần trả tiền cho tác giả. Điều này giúp thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực sáng tạo, từ đó mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

+ Thứ ba: Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng quyền sở hữu trí tuệ giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm trí tuệ. Tác giả có quyền kiểm soát việc sử dụng sản phẩm của mình, từ đó đảm bảo sản phẩm được sử dụng đúng cách và không gây hại cho người tiêu dùng.

Thực trạng tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm, nhất là khi pháp luật sở hữu trí tuệ ra đời, các cá nhân, tổ chức đã dần ý thức được tầm quan trọng giá trị của quyền sở hữu trí tuệ và có các biện pháp bảo vệ. Tuy vậy, trên thực tế sự vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất nhanh và dần trở thành điều đương nhiên.

Bạn thử gõ lên youtube tìm kiếm một bài hát của ca sĩ nổi tiếng, bên cạnh video, bài hát của chính ca sỹ, thì có hàng loạt các bản cover khác, và thử hỏi xem trong số các video đó có bao nhiêu bài cover đã xin phép và có được sự đồng ý tác giả? Hoặc có thể kể đến một trường hợp phổ biến hiện nay đó là sự vi phạm bản quyền truyền hình trên Internet thông qua xem các chương trình truyền, phim trên các trang web không chính thống (Web lậu), khi có bất kỳ một chương trình truyền hình nào ăn khách hay một bộ phim nào hay, vừa phát sóng xong thì lập tức, trên các mạng xã hội mà phổ biến như youtube, facebook… có hàng loạt các video được đăng tải ngay sau đó, những đối tượng tải chương trình đó lên sẽ thu được tiền từ hoạt động quảng cáo mà chính những mạng xã hội này sẽ trả cho họ. Có thể kể đến trang web điển hình về việc phát tán các bộ phim vi phạm bản quyền là “phimmoi.net” mặc dù đã bị xử phạt rất nhiều lần đối với chủ sở hữu trang web này xong do nguồn lợi nhuận mà nó đem lại lớn hơn cái giá mà họ phải trả nên trang web này vẫn tồn tại sau các lần bị xử lý.

Việc xâm phạm không chỉ dừng lại ở đó mà còn “lan rộng” ra các lĩnh vực khác nhất là trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Hàng năm có dến hàng ngàn vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng loạt các sản phẩm có nhãn hiệu “na ná” các nhãn hiệu nổi tiếng hoặc các mặt hàng đến tay người dùng không đúng như nhà sản xuất đã quảng cáo, không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng lại gắn mác sản xuất tại Việt Nam.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý thị trường khó phát hiện thật/giả. Nhất là hiện nay khi nhu cầu mua sắm online trên các trang thương mại điện tử như ngày càng nhiều thì việc mua phải các sản phẩm kém chất lượng, không đúng mẫu cũng là điều dễ thấy. Các hành vi vi phạm này ngày càng nguy hiểm hơn ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Thực tế cho thấy việc vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ luôn tạo ra siêu lợi nhuận nhưng mức xử phạt lại chủ yếu dừng ở mức xử phạt hành chính và chưa đủ sức răn đe đối với đối tượng vi phạm. Ví dụ mức phạt cao nhất đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp là 250.000.000 đồng ( Theo điều 11 Nghị định 99/2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp). Do vậy, cần phải thống nhất quy định giữa các văn bản pháp luật, đồng thời phải có biện pháp mạnh tay hơn trong việc phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm.

Trước thực trạng như vậy các tác giả và chủ sở hữu cần phải tự bảo vệ tài sản “trí tuệ của mình”, một trong những biện pháp đảm bảo nhất đó là đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó cần đưa ra các thông tin cảnh báo đến người tiêu dùng về sản phẩm của mình, cách phân biệt giữa hàng thật và hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Liên hệ yêu cầu tư vấn bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ

Công ty Luật Việt Hùng xin cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cụ thể:

–  Tư vấn pháp luật cho khách hàng liên quan đến nội dung các trường hợp cần bảo hộ để đảm bảo quyền lợi của người sáng chế.

–  Hỗ trợ khách hàng soạn hồ sơ và thực hiện các thủ tục cần thiết để nộp đơn cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Quý khách khách hàng có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hộ quyền tác giả vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Việt Hùng:

Địa chỉ: Số 06 ngách 43 ngõ 40 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0382353418

Email: hieubietphapluat.lienhe@gmail.com

Fanpage: Luật Việt Hùng

Tham khảo dịch vụ khác của chúng tôi: Tại đây

Tra cứu văn bản pháp luật: Tại đây.

5/5 - (1 bình chọn)
# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon