Đăng ký bản quyền âm nhạc liệu có cần thiết?

Hiện nay sự phát triển của mạng xã hội cũng kéo theo nhiều hệ luỵ liên quan đến bản quyền của người sáng táo nghệ thuật. Một trong số các tác phẩm nghệ thuật bị sao chép nhiều nhất là các tác phẩm âm nhạc. Trước thực trạng hiện nay thì việc đăng ký bản quyền âm nhạc liệu có cần thiết?

Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Theo quy định của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, “tác phẩm âm nhạc được định nghĩa là “Bất kỳ tác phẩm nào bao gồm âm thanh hoặc chỉ chứa các ký tự âm nhạc ngay cả khi không bao gồm lời hay bất kỳ hành động nào nhằm mục đích được hát, nói hay biểu diễn với âm nhạc”. Như vậy tác phẩm âm nhạc được hiểu là một loại âm thanh được sáng tạo không phụ thuộc vào có lời hoặc không.

Căn cứ theo định nghĩa nêu trên, tác phẩm âm nhạc cũng được định nghĩa tương tự tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP như sau: Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Vậy quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là gì ?

Ta có thể hiểu “Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc” là giới hạn và phạm vi quyền của chủ sở hữu/tác giả đối với tác phẩm âm nhạc được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quy định về việc bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc trên môi trường Internet Môi trường Internet là môi trường khá mới và cũng mới phát triển trong vài năm gần đây. Internet có thể được hiểu là một hệ thống thông tin toàn cầu để mọi cá nhân trên thế giới có thể kết nối được với nhau, là một kênh trao đổi, lưu trữ thông tin của nhân loại.

Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể đối với việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên môi trường Internet, do đó có thể dựa vào quy định của việc bảo hộ quyền tác giả để xác định phạm vi và nội dung bảo hộ cho đối tượng này. Trên thực tế nước ta đã có hệ thống hỗ trợ thực thi hoạt động bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet gồm các tổ chức đại diện tập thể như: Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam,….

Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm âm nhạc

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ nêu trên, tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

Như vậy có thể thấy rằng không phải nhạc sĩ chuyên nghiệp mới có thể có quyền tác giả đối với tác phẩm của mình mà bất cứ cá nhân/tổ chức sáng tạo/sở hữu tác phẩm âm nhạc được định hình như khái niệm nêu trên thì sẽ được pháp luật Việt Nam bảo hộ.

Việc quy định hình thức thể hiện dạng nốt nhạc là hình thức phổ biến thường gặp, tuy nhiên đối với khái niệm “ký tự âm nhạc khác” thì chưa được rõ ràng. Điều này dẫn đến việc xác định đối tượng ký tự âm nhạc khác sẽ gặp phải nhiều tranh cãi. Do đó các nhà làm luật cần xác định rõ đối tượng “ký tự âm nhạc khác” sẽ được xác định như thế nào hoặc có cơ quan nào xác nhận hay không ?

Ngoài điều kiện về hình thức thể hiện thì điều kiện về chủ thể cũng là một trong những điều kiện được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể:

+ Về quốc tịch: Tất cả các các nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài đều có thể được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

+ Về địa điểm thực hiện: Các chủ thể nêu trên sẽ được bảo hộ đối với “Tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác”

Nội dung bảo hộ đối với tác phẩm âm nhạc

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc được bảo hộ trong phạm vi sau:

– Đặt tên cho tác phẩm: Tên gọi chính là linh hồn của tác phẩm, thể hiện được đề tài mà tác giả muốn hướng tới cũng như thể hiện được dấu ấn của tác giả đó. Do đó quyền đăth tên cho tác phẩm là một trong những quyền lợi quan trọng của tác giả.

– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng: Tác phẩm âm nhạc chính là thành quả lao động sáng tạo của tác giả. Do đó việc được đứng tên trên tác phẩm của mình chính là ghi nhận giá trị và bảo vệ được quyền của tác giả.

– Sao chép tác phẩm: Hành vi sao chép là một trong những hành vi dễ dàng thực hiện nhất khi đăng tải tác phẩm trên Internet. Việc sao chép có thể là sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra các bản sao nhằm mục đích thương mại. Vậy thì quy định này đã gián tiếp phủ nhận các bản sao tạm thời được lưu dưới dạng bộ nhớ tạm tại các thiết bị sẽ không bị coi là hành vi vi phạm. Điều này là chưa hợp lý đối với tình hình phát triển hiện tại.

– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: Việc phân phối tác phẩm có thể là trực tiếp bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, trong cả môi trường truyền thống và môi trường Internet. Đây là cơ sở để chủ sở hữu khai thác giá trị tác phẩm của mình

– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác: Với quy định này có thể hiểu là chỉ cần chủ sở hữu tác phẩm sẽ được lưu trữ trên bất kỳ một phương tiện nào mà công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm, không giới hạn phạm vi không gian hay thời gian.

Thời hạn bảo hộ

Theo điều 7 Công ước Bern “Thời hạn bảo hộ theo Công ước này là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết”. Dựa trên quy định này, các nhà làm luật Việt Nam đã quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

– Đối với quyền nhân thân: Bảo hộ vô thời hạn (trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm)

– Đối với quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm: Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết, nếu là đồng tác giả là 50 năm tiếp theo năm tác giả cuối cùng chết.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên Internet cũng được áp dụng theo quy định như trên.

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên internet thường gặp

Sữa chữa, cắt xét tác phẩm

Nền tảng Internet phát triển, các phần mềm chỉnh sửa và cắt ghép video càng phổ biến thì tình trạng xâm phạm đến quyền bảo vệ sự toàn vẹn cho tác phẩm ngày càng gia tăng.

Ví dụ: Khi nhắc đến hành vi này không thể không nói đến hành vi vi phạm bài hát The Way của Noo Phước Thịnh khi chàng ca sĩ này đã sử dụng một đoạn nhạc trong tác phẩm mà chưa xin phép tác giả. Do đó ngay lập tức, bài hát của Noo Phước Thịnh đã phải cắt bỏ đoạn nhạc này và bồi thường cho chủ sở hữu bài hát The Way số tiền 850,000,000 VND. Đây chính là đòn cảnh tỉnh cho những hành vi vi phạm bản quyền mà nhiều người gặp phải.

Sao chép tác phẩm

Việc sao chép tác phẩm càng ngày càng trở dễ dàng và phổ biến. Hơn nữa hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp nghe nhạc miễn phí trên internet như zing – mp3, nhaccuactui,… thì việc sao chép là vô cùng đơn giản. Do đó cần có quy định cụ thể để xử lý các đơn vị trung gian gián tiếp đã tiếp tay cho hành vi sao chép tác phẩm này.

Nhân bản, sản xuất bản sao

Nhân bản, tạo bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu: Mặc dù chưa có quy định cụ thể về hành vi “nhân bản, sản xuất bản sao” nhưng có thể thấy rằng cùng với việc sao chép thì hành vi “nhân bản, sản xuất bản sao” là vô cùng phổ biến.

Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu biên pháp kỹ thuật

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn quy định nhóm hành vi xâm phạm đặc thù trong môi trường Internet đó là: Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.; Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

Như vậy, có thể thấy rằng Luật sở hữu trí tuệ đã quy định khá đầy đủ để có cơ sở xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả. Đây là những hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực giải trí nói chung và đối với tác tác phẩm âm nhạc nói riêng. Mặc dù đã có những quy định về việc xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm nhưng trên thực tế vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do đời sống trên Internet là vô cùng phức tạp, việc phát hiện ra hành vi vi phạm không phải là dễ dàng. Hơn nữa việc xác định mức độ vi phạm vẫn còn khá trừu tượng, ví dụ như sự khác nhau giữa hành vi “đạo nhạc” và cover nhạc luôn là vấn đề gây tranh cãi với các luồng ý kiến trái chiều. Do đó, các nhà làm luật cần phải xây dựng hệ thống chặt chẽ hơn nữa để có thể thích ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của Internet.

Liên hệ yêu cầu tư vấn bảo hộ về tác phẩm âm nhạc

Công ty Luật Việt Hung xin cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hộ tác phẩm âm nhạc cụ thể:

–  Tư vấn pháp luật cho khách hàng liên quan đến nội dung các trường hợp cần bảo hộ để đảm bảo quyền lợi của người sáng chế.

–  Hỗ trợ khách hàng soạn hồ sơ và thực hiện các thủ tục cần thiết để nộp đơn cấp bằng bảo hộ tác phẩm âm nhạc.

Quý khách khách hàng có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hộ quyền tác giả vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Việt Hùng:

Địa chỉ: Số 06 ngách 43 ngõ 40 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0382353418

Email: hieubietphapluat.lienhe@gmail.com

Fanpage: Luật Việt Hùng

Tham khảo dịch vụ khác của chúng tôi: Tại đây

Tra cứu văn bản pháp luật: Tại đây.

5/5 - (1 bình chọn)
# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon