Thế chấp sổ đỏ giả để vay tiền thì phạm tội gì

Vào khoảng đầu tháng 6/2023 tôi có cho bạn tôi vay 1,5 tỷ đồng thời hạn vay 3 tháng để kinh doanh và tôi có yêu cầu bạn tôi phải thế chấp bằng sổ đỏ của nhà bạn tôi. Việc thế chấp chỉ ký HĐ giấy viết tay không qua công chứng, sau khi nhận bản gốc sổ đỏ của bạn tôi thì tôi đã chuyển đủ số tiền 1,5 tỷ đồng.

Vừa qua sau khi khoản vay quá hạn nhiều lần nhưng bạn tôi không thực hiện nghĩa vụ trả tiền, đến ngày 14/6/2024 tôi có làm đơn ngăn chặn chuyển nhượng đối với sổ đỏ của bạn tôi tại văn phòng đăng ký đất đai thì được biết bạn tôi đã thế chấp sổ đỏ giả để vay tiền của tôi. Vậy tôi muốn hỏi giờ tôi phải làm gì để lấy lại tiền và có cách nào để bảo vệ quyền lợi cho tôi đối với trường hợp này không? Tôi ký hợp đồng thế chấp không công chứng thì có hiệu lực không?

1. Cơ sở pháp lý





Chào bạn, với trường hợp của bạn tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn dựa trên những thông tin bạn đưa ra như sau:
– Đối với việc ký hợp đồng thế chấp QSDĐ thì theo quy định của Luật Đất Đai 2013 tại điểm a khoản 3 Điều 167 thì hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản. Nên trong trường hợp này hợp đồng thế chấp của bạn không có hiệu lực theo quy định của Luật Đất Đai 2013

– Đối với việc bạn của bạn đã sử dụng sổ đỏ giả để làm lòng tin nhằm có thể vay được tiền từ phía bạn, hay nói cách khách nếu không có quyển sổ đỏ thì bạn sẽ không cho vay. Chính vì vậy, bạn của bạn đã phạm vào những tội sau theo quy định của Bộ luật hình sự 2015:

+ Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

+ Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đối với hành vi làm sổ đỏ giả:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

2. Ý kiến tư vấn trong vụ việc thế chấp sổ đỏ giả để vay tiền





Từ những thông tin, căn cứ pháp luật đã trích dẫn ở trên thì để bảo vệ quyền lợi cho bạn trong vụ việc thế chấp sổ đỏ giả để vay tiền thì bạn nên nộp đơn trình báo để tố giác hành vi phạm tội mà bạn của bạn đã gây ra đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Quá trình làm việc tại cơ quan điều tra sẽ xác minh nếu những tình tiết bạn đưa ra là đúng sự thật thì sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý theo quy định của pháp luật. Trong quá trình giải quyết vụ án, bạn có thể yêu cầu cơ quan điều tra buộc bạn của bạn phải khắc phục hậu quả đối với khoản tiền đã vay để nhận được các tình tiết giảm nhẹ, khoan hồng của pháp luật.

3. Liên hệ yêu cầu tư vấn bảo vệ quyền lợi trong vụ án hình sự

Quý khách khách hàng có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan đến tư vấn bảo vệ quyền lợi trong các vụ án hình sự nói chung và các vụ án nhận thế chấp sổ đỏ giả để vay tiền nói riêng vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Việt Hùng:

Địa chỉ: Số 06 ngách 43 ngõ 40 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0382353418

Email:   hieubietphapluat.lienhe@gmail.com

Fanpage: Luật Việt Hùng

Tham khảo dịch vụ khác của chúng tôi: Tại đây

Tra cứu văn bản pháp luật: Tại đây.

5/5 - (1 bình chọn)
# Bài liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon